Đối với một kế toán viên mới ra trường, để có thể hoàn thành được công tác kế toán tại doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để làm quen, vậy nên các bạn hãy chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức thật tốt đế có thể nắm bắt được tất cả các trường hợp sẽ phát sinh trong quá trình làm việc.
Và đễ hỗ trợ các bạn làm việc hiểu quả và nhanh chóng thì không thể không nói đến phần mềm kế toán Excel rất phổ biến hiện nay. Và hôm nay, để giúp các bạn hiểu được bản chất của kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ cũng như mối quan hệ của các loại sổ sách với nhau, inforerp.xyz sẽ hướng dẫn các bạn cách làm kế toán cũng như lập báo cáo tài chính trên phần mềm kế toán Excel.
Link tải: phần mềm kế toán Excel
Để thực hiện được việc hạch toán và ghi số, các bạn cần sử dụng công cụ Excel, để có được các bảng mẫu, các bạn lên trên mạng tải các dữ liệu mẫu về để có dữ liệu thực hành.
Nội dung tài liệu học kế toán Excel
1. Tìm hiểu về các hàm thường dùng trên Excel
Để làm được kế toán trên Excel, đầu tiên các bạn phải biết qua phần mềm này cũng như cách sử dụng của từng hàm như: if, Vloopkup, Hloopkup, Sumif hay Subtotal… chi tiết cách dùng của từng hàm các bạn có thể lên trên mạng search từ khóa “cách dùng hàm if” thì sẽ có rất nhiều hướng dẫn.
2. Cần nắm rõ mô tả công việc đầu năm tài chính
Đối với 1 doanh nghiệp đang hoạt động, khi bước vào 1 năm tài chính mới thì việc đầu tiên là phải kết chuyển các số dư cuối kỳ của năm trước sang số dư đầu kỳ của năm hiện tại trên bảng Excel bao gồm: bảng cân đối phát sinh tài khoản, bảng chi tiết khấu hao TSCĐ, bảng thu – chi… và rất nhiều công việc khác nữa. Tuy nhiên để làm những việc này trên phần mềm kế toán excel không hề khó, có 2 công việc các bạn cần phải thực hiện đó là:
- Thực hiện các bút chuyển lãi lỗ
- Kê khai và nộp thuế môn bài
Các công việc phát sinh trong tháng
Hàng tháng các bạn sẽ phải ghi nhận các khoản thu – chi vào trong phần mềm kế toán Excel bao gồm:
- Nghiệp vụ thu chi hàng hóa
- Nghiệp vụ bán hàng hóa
- Các phiếu nhập xuất kho
- …
Cuối kỳ các bạn sẽ tổng hợp lên thành các bảng cân đối tài chính như:
- Bảng tổng hợp phải thu – phải trả
- Bảng tiền gửi ngân hàng
- Sổ quỹ tiền mặt
- Bảng cân đối tài khoản
- Cuối cùng là lập báo cáo tài chính
Hy vọng với một chút chia sẻ kiến thức sẽ giúp các bạn có được thêm cho mình 1 công cụ để phục vụ công tác kế toán thật tốt.