0977.207.122

ky nguyen chuyen doi so

9 Bước Chuyển Đổi Số (Digital Transformation) Trong Ngành Sản Xuất (P.2)

Ngành sản xuất là một trong những ngành được hưởng nhiều lợi ích nhất từ cuộc cách mạng kỹ thuật số (Digital Transformation). Các công nghệ kỹ thuật số đang mở ra vô số cơ hội mới để cải tiến hoàn toàn cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Để giành lấy cơ hội này, doanh nghiệp cần trải qua vài giai đoạn chính. Theo Infor, có 9 bước các nhà sản xuất cần phải thực hiện trong hành trình số hóa (digitalisation) của mình.

Trong phần trước của bài blog, chúng tôi đã giới thiệu 5 bước đầu tiên, trong phần tiếp theo này chúng tôi sẽ bàn đến 4 bước còn lại.

6. Phối hợp các nhóm liên chức năng để hiện thực hóa ý tưởng

Kế hoạch digital của bạn nên được hướng dẫn và giám sát bởi các quản lý cấp cao. Đội ngũ IT không nên thực hiện mọi công đoạn, đội ngũ quản lý hoặc các giám đốc điều hành trong công ty phải có sự theo dõi và tham gia tích cực, đặc biệt trong quá trình xây dựng văn hoá công ty, đặt ra nhịp độ thay đổi, mức chấp nhận rủi ro và các ưu tiên trong quá trình đầu tư.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên thành lập đội ngũ nhân sự thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và tạo nền tảng đa dạng để có quan điểm bao quát và ý tưởng sâu sắc hơn. Các phòng ban khác nhau nên được tạo điều kiện để chia sẻ ý tưởng và vấn đề của họ, từ đó đảm bảo tính nhất quán và tránh xảy ra xung đột.

7. Mở rộng dịch vụ và gắn kết hơn với khách hàng

Khi tính cạnh tranh tăng cao, khả năng gắn kết khách hàng trở thành một trong những khía cạnh quan trọng mà các tổ chức cần tập trung vào để vượt qua đối thủ. Khách hàng ở cả hai thị trường doanh nghiệp – khách hàng (B2C) và doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B) đều muốn trải nghiệm dịch vụ tốt và được cá nhân hóa.

Giờ đây, bạn có thể hướng sản phẩm và dịch vụ của mình để dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn là chỉ phụ thuộc vào lời chào mời chung chung. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến (CRM) và các chiến thuật digital marketing là hai công cụ mạnh mẽ để định hướng sản phẩm đến đúng khách hàng và có phương pháp tiếp cận thích hợp, đảm bảo thành công với mọi giao dịch.

8. Phát triển chuỗi cung ứng và mạng lưới kết nối

Khi các doanh nghiệp mở rộng quy mô ra toàn cầu, nhu cầu sở hữu một chuỗi cung ứng hiệu quả tăng đáng kể. Vai trò quản lý hàng hóa trong các hoạt động kinh doanh trở nên quan trọng hơn. Cách thức phân phối cũng đa dạng hơn, từ cách vận chuyển bằng container theo đường biển đến áp dụng công nghệ in 3D cho một chi tiết nhỏ lẻ, đối với mỗi doanh nghiệp, việc kiểm soát chi phí và giảm thiểu lãng phí của mỗi giao dịch là mối quan tâm hàng đầu.

Việc áp dụng các cảm biến và công nghệ Internet of Things (IoT) đang tạo ra thay đổi lớn trong cách các công ty kiểm soát sản phẩm của họ trong quá trình vận chuyển. Cảm biến được ứng dụng để theo dõi tình trạng sản phẩm bên trong các container, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm, điều này đặc biệt hữu ích trong ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát.

Hơn nữa, bạn luôn định vị được các container đang được vận chuyển với công nghệ cảm biến sử dụng GPS và vệ tinh. Nhờ thế, bạn hoàn toàn chủ động kiểm soát tình trạng sản phẩm và có thể lên kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ với lô hàng.

9. Theo dõi máy móc thiết bị của bạn

Cảm biến thông minh được cài đặt vào máy móc và thiết bị mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất. Chúng cho phép theo dõi liên tục nhiều tình trạng khác nhau như tốc độ, nhiệt độ, độ rung, thể tích, hoặc khối lượng. Dữ liệu từ các cảm biến này có thể giúp phân tích, theo dõi bất kỳ sự cố nào, chẳng hạn như nhiệt độ tăng đột ngột hoặc rung động quá mức, sau đó sẽ kích hoạt các giải pháp tự động.

Các giải pháp này có thể ngay lập tức giải quyết vấn đề hoặc trong trường hợp có sự cố nghiêm trọng về an toàn, hệ thống sẽ tạm dừng. Với sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật số, giờ đây bạn có thể kéo dài vòng đời các thiết bị quan trọng, bảo vệ dự án của bạn và lên lịch bảo trì phù hợp để tránh ảnh hưởng đến khách hàng.

Đánh giá post
Scroll to Top