0977.207.122

so sanh loi ich cua cloud erp va phan mem erp

So Sánh Lợi Ích Của Cloud ERP Với Phần Mềm ERP

Khi lựa chọn một hệ thống ERP mới, một trong những ý kiến quan trọng nhất trong quyết định của doanh nghiệp bạn sẽ là chọn Cloud ERP hay phần mềm ERP truyền thống (viết tắt là On-Premise).

Nền tảng hệ thống Cloud ERP đang trở nên phổ biến trong vài năm gần đây – đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng nó có nhiều lý do tại sao một doanh nghiệp có thể chọn một phần mềm truyền thống On-Oremise thay vì chọn Cloud ERP.

Bài viết này cung cấp một cách chi tiết về sự thuận lợi và sự bất lợi của mỗi loại hệ thống ERP, và làm thế nào doanh nghiệp bạn có thể xác định được giải pháp tốt nhất cho tổ chức của bạn.

Triển khai và chi phí của Cloud ERP và On-Premise

Sự khác biệt lớn giữa khai hệ thống này:

  • Giải pháp Cloud ERP được chạy trên hệ thống máy chủ của nhà cung cấp và việc kết nối thông qua một trình duyệt Web.
  • Phần mềm On-Premise được cài đặt tại doanh nghiệp, trong những máy chủ và máy tính của doanh nghiệp.

Một vài nhà cung cấp cũng cung cấp dịch vụ triển khai “kết hợp Cloud ERP vs On-Premise (hybrid)”, trong đó phần mềm Cloud được lưu trữ trên máy chủ riêng của doanh nghiệp.

Một sự khác biệt quan trọng nữa giữa Cloud ERP vs On-Premise là làm thế nào để xác định chi phí của từng giải pháp. Đối với phần mềm Cloud ERP giá sẽ dựa trên việc thuê hàng tháng hoặc hàng năm, với chi phí định kỳ bổ sung cho việc hỗ trợ đào tạo và cập nhật phần mềm.

Phần mềm On-Premise thường có giá một lần cho phí bản quyền vĩnh viễn (thường dựa trên quy mô của doanh nghiệp và số lượng người sử dụng hệ thống đồng thời). Có các phí định kỳ để hỗ trợ, đào tạo người dùng và cập nhật hệ thống.

Vì thế, hệ thống On-Premise thường được xem là một chi phí đầu tư (chi phí đầu tư lớn giai đoạn đầu). Ngược lại, hệ thống Cloud ERP được coi là chi phí vận hành (một chi phí quản lý bổ sung mà doanh nghiệp sẽ tiếp tục thanh toán)

Chi phí thấp ở giai đoạn đầu của phần mềm Cloud được so sánh với quy mô của doanh nghiệp, phí bản quyền được thanh toán trước đã góp phần vào việc ứng dụng rộng rãi của hệ thống. Theo một nghiên cứu, có đến 69% doanh nghiệp sử dụng kiến trúc hệ thống và phần mềm Cloud trong năm 2014.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo thời gian chi phí hệ thống có xu hướng hội tụ. Dưới đây là một biểu đồ cho thấy tổng chi phí sở hữu (TCO – Total Cost of Ownership) cho cả phần mềm dựa trên Cloud và On-Premise.

TCO Chart
                                                       Biểu đồ tổng chi phí sở hữu phần mềm

Cloud ERP sẽ rẻ hơn ở giai đoạn đầu, tính ổn định và dễ dàng sử dụng

Dưới đây là chi tiết sự thuận lợi và bất lợi của hệ thống phần mềm Cloud ERP:

Cloud ERP Thuận Lợi Bất Lợi
Chi Phí
  • Chi phí có thể dự đoán theo thời gian
  • Đầu tư ban đầu rẻ hơn
  • Không cần đầu tư phần cứng (ví dụ, cơ sở hạ tầng máy chủ)
  • Có thể chi tiêu nhiều chi phí để duy trì hệ thống trong thời gian dài
Bảo mật
  • Bảo mật dữ liệu được thực hiện bởi nhà cung cấp
  • Bảo mật dữ liệu được thực hiện bởi nhà cung cấp. Trong khi các nhà cung cấp cam kết các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu chặt chẽ, một số tổ chức có thể không có cam kết này.
Tùy chỉnh
  • Cung cấp ổn định hơn và cập nhật liên tục từ các nhà cung cấp như là một kết quả của việc ít tùy biến
  • Các doanh nghiệp có thể làm việc với các nhà cung cấp để xem những thay đổi có thể được thực hiện
  • Nhìn chung sẽ có ít tùy biết
Triển khai
  • Triển khai  sẽ mất ít thời gian hơn
  • Số lần triển khai ngắn ảnh hưởng đến sự tiếp thu của người dùng

Hệ thống On-Premise dễ dàng tùy chỉnh hơn, dễ dàng kiểm soát dữ liệu tốt hơn

Dưới đây là chi tiết thuận lợi và bất lợi của một hệ thống On-Premise:

On-Premise Thuận Lợi Bất Lợi
Chi Phí
  • Giảm giá ban đầu của hệ thống
  • Đầu tư ban đầu có thể được coi là rủi ro
  • Phải đầu tư hệ thống phần cứng và thuê đội ngủ CNTT
Bảo mật
  • Bảo mật dữ liệu tại doanh nghiệp
  • Bảo mật dữ liệu tại doanh nghiệp. Nhưng có một số doanh nghiệp không có đội ngũ chuyên biệt để bảo mật dữ liệu
Tùy chỉnh
  • Khả năng tùy chỉnh lớn hơn
  • Tuỳ chỉnh có thể gây ra sự chậm trễ tiến độ triển khai dự án
  • Việc tuỳ chỉnh dẫn đến việc cập nhật tính năng mới từ nhà cung cấp trở nên khó khăn
Triển khai
  • Tổ chức có quyền kiểm soát nhiều hơn trong quá trình thực hiện
  • Quá trình thực hiện có thể mất nhiều thời gian đáng kể

Chi phí, sự kiểm soát và khả năng tuỳ chỉnh sẽ đẩy tới một cuộc tranh luận

Bảo mật dữ liệu thường là mối quan tâm hàng đầu đối với những khách hàng mua ERP tiềm năng. Khả năng xem xét những thông tin nào quan trọng được lưu trữ trong một hệ thống ERP, bao gồm cả thông tin tài chính công ty, bí mật thương mại của công ty, thông tin nhân viên, danh sách khách hàng và nhiều hơn nữa.

Mặc dù người mua đã từng cảnh giác với sự an toàn của phần mềm Cloud ERP, nhưng ngày nay điều đó giảm dần (bằng chứng là tỷ lệ áp dụng ở trên).

Các nhà cung cấp điện toán đám mây có uy tín có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại doanh nghiệp để giữ cho dữ liệu của khách hàng an toàn. Để dễ dàng hơn nữa, những khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm một chứng chỉ bảo mật của bên thứ ba cho nhà cung cấp mà họ đang xem xét sử dụng dịch vụ. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các nhà cung cấp được ít được biết đến.

Ngoài vấn đề bảo mật dữ liệu, còn có một số vấn đề chức năng khác để người mua xem xét. Nói chung, doanh nghiệp sẽ tìm thấy rất nhiều các tính năng tương tự trong cả hai hệ thống ERP (Cloud ERP và On-Premise). Tuy nhiên, có một vài sự khác biệt người mua cần phải chú ý.

Việc kết nối trên thiết bị di động có thể gây ra một số vấn đề cho quá trình triển khai trên hệ thống On-Premise. Thường các thiết bị mobile muốn truy cập vào hệ thống sẽ phải truy cập qua ứng dụng của một bên thứ ba để giao tiếp với hệ thống. Đó chắc chắn không phải là một vấn đề không thể vượt qua, nhưng cũng là một khó khăn đối với người mua vì cần phải mua một ứng dụng thứ ba để tăng độ bảo mật khi truy cập vào trong hệ thống.

Hầu hết các hệ thống trên điện toán đám mây cho phép truy cập dễ dàng từ thiết bị di động, và thậm chí cung cấp các ứng dụng di động riêng để đẩy nhanh tốc độ truy cập. Nhưng những cách tiếp cận này cũng đi kèm với vấn đề an ninh dữ liệu lớn hơn, đặc biệt là việc nhân viên truy cập vào dữ liệu của công ty từ các thiết bị di động cá nhân của họ.

Cuối cùng, như đã đề cập ở trên, hệ thống On-Premise dễ dàng tùy chỉnh hơn. Đối với nhiều tổ chức, khả năng tùy biến theo nhu cầu và yêu cầu cụ thể của họ là tối quan trọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thích hợp, chẳng hạn như các nhà sản xuất chuyên ngành với các quá trình duy nhất.

Kết luận

Có thêm nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô khi nói đến việc lựa chọn một hệ thống ERP mới.  May mắn thay, các mô hình triển khai dựa trên Cloud đã có những phần mềm này truy cập – mặc dù các hệ thống thường đi kèm với một vài hạn chế, chẳng hạn như tính tuỳ biến hạn chế và nguy cơ bảo mật dữ liệu .

Ngược lại, hệ thống On-Premise cung cấp lợi thế trong tùy biến và kiểm soát, nhưng chi phí lại nhiều hơn ở giai đoạn đầu và nhiều khi không hỗ trợ thiết bị di động.

Nếu công ty bạn vẫn không biết chắc việc triển khai mô hình nào cho phù hợp với doanh nghiệp của mình? Hãy cung cấp cho chúng tôi một cuộc gọi (+84) 977 207 122. Một cuộc điện thoại miễn phí 15 phút có thể giúp doanh nghiệp bạn xác định rõ nhu cầu mà doanh nghiệp bạn cần.

Đánh giá post
Scroll to Top