0977.207.122

cac-bao-cao-can-co-trong-phan-mem-ke-toan

4 Loại Báo Cáo Cần Có Trong Phần Mềm Kế Toán ERP

Hiện nay, trên thị trường phần mềm hiện có rất nhiều phần mềm kế toán khác nhau, ngoài những phần mềm kế toán đã có thương hiệu như Misa, Fast, Lemon3, Bravo… thì vẫn còn rất nhiều phần mềm kế toán khác nữa. Tựu chung lại là các phần mềm kế toán này tập trung giải quyết các bài toán về nghiệp vụ của một doanh nghiệp.

Nhưng trong bài viết này, chúng tôi không muốn nhắc đến thương hiệu phần mềm kế toán, mà chỉ muốn tập trung đi sâu vào trong các báo cáo tài chính trong phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay.

Như các bạn đã biết, một ứng dụng kế toán cơ bản cần phải có những chức năng chính như:

  • Hóa đơn mua – bán hàng
  • Quản lý phiếu thu – chi
  • Theo dõi công nợ phải thu – phải trả
  • Kiểm soát tồn kho
  • Theo dõi và phân bổ tài sản cố định
  • Nhân sự – tiền lương (nếu cần)
  • Tính giá thành (ở mức cơ bản)
  • Thuế GTGT
cac phan he co ban cua phan mem ke toan
Các phân hệ cơ bản của phần mềm kế toán

Xem thêm: Phần mềm kế toán tài chính Infor ERP

Đấy là những tính năng cần có để giúp một kế toán viên kiểm soát tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Nhưng khi doanh nghiệp cần những báo cáo phân tích, kiểm toán, báo cáo quản lý… thì các ứng dụng trên sẽ không thể nào đáp ứng được.

Bởi vì sao? Như các bạn đã biết, các phần mềm kế toán hiện nay chỉ đáp ứng nhu cầu ghi chép số liệu, chứ chưa chú trọng đến các yếu tố quản trị để phục vụ các cấp lãnh đạo.

Dưới đây là 4 báo cáo cần phải được tích hợp vào trong phần mềm kế toán

1. Báo cáo tài chính

Sản phẩm chính của bất kỳ phòng kế toán nào đó là báo cáo tài chính. Cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, tất cả các công ty đều phải chuẩn bị và đưa ra các báo cáo tài chính rõ ràng để trình bày kết quả tài chính, tình hình tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp.

bao cao tai chinh
Báo cáo tài chính

Ở mức cơ bản, chúng sẽ bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2. Báo cáo quản lý

Báo cáo quản lý giúp lãnh đạo xem xét hiệu quả hoạt động để so với báo cáo tài chính nêu ở trên. Các số liệu được sử dụng cho loại báo cáo này sẽ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và loại hình hoạt động. Sự thách thức đối với kế toán quản lý là tìm ra và giám sát các giải pháp hoạt động cũng như giải thích các kết quả tài chính cơ bản của doanh nghiệp.

bao cao kiem toan
Báo cáo kiểm toán nội bộ

3. Báo cáo kiểm toán nội bộ

Chức năng kiểm toán nội bộ chủ yếu liên quan đến việc có kiểm soát được thực hiện trong quá trình báo cáo tài chính hay không? Và nếu doanh nghiệp thực hiện đúng các quy trình thì hệ thống có thể đưa ra các báo cáo tài chính chính xác và kịp thời.

4. Quản lý và phân tích rủi ro tài chính

Trong các doanh nghiệp phần mềm kế toán đóng một vai trò lớn trong quá trình báo cáo tài chính, thường cần xác định và quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động hàng ngày của các hệ thống kế toán trên máy vi tính này. Do đó cần phải có báo cáo này vào trong phần mềm để lãnh đạo doanh nghiệp hoạch định tài chính tốt nhất.

Xem thêm: Các lợi ích của việc sử dụng phần mềm kế toán

Đánh giá post
Scroll to Top