[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Nội dung:
Tổng quan phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp may
Chi tiết giải pháp quản lý sản xuất
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
I. Tổng quan giải pháp quản lý sản xuất
Đây là giải pháp chi tiết quan trọng nhất và phức tạp nhất trong giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam hiện nay. Đã khá nhiều giải pháp ERP đưa ra nhưng đều thất bại mà nguyên nhân chính là giải pháp quản lý sản xuất không đáp ứng được.
Đó là do nghiệp vụ quản lý sản xuất của các doanh nghiệp may ở Việt Nam rất phức tạp và thường làm thủ công. Không có quy trình thống nhất nên khi đề ra giải pháp nếu không khảo sát chi tiết đặc thù quy trình sản xuất của doanh nghiệp thì dẽ dẫn đến thất bại.
Những nguyên chính mà hầu hết các giải pháp erp hiện nay áp dụng thử nghiệm cho doanh nghiệp may Việt Nam trong quản lý sản xuất đó là:
- Cấu trúc phân cấp của nguyên vật liệu sản xuất rất phức tạp và sâu vô hạn theo các cấp. Sự đa dạng trong nguyên phụ liệu với chất liệu, màu sắc, kích thước, nơi sản xuất, chất lượng phân loại… Các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam hiện nay thường phải mắc là là danh mục nguyên phụ liệu không được xây dựng thống nhất trong toàn bộ công ty, mỗi đơn vị có một cách gọi riêng nên khi tổng hợp dữ liệu gây sai sót dữ liệu và tốn nhiều công sức, thời gian để hiệu chỉnh.
- Quy trình sản xuất không được thống nhất theo quy chuẩn chung cho mọi đơn vị, mọi xưởng, mọi tổ sản xuất, mọi đơn hàng, và thời gian sản xuất. Điều này rất quan trọng trong quá triển khai erp cho doanh nghiệp sản xuất may mặc. Trước khi triển khai giải pháp sản xuất cần động bộ hóa quy trình sản xuất cho tất cả các bộ phận và phân chức năng, quyền hạn rõ ràng để có sự thống nhất chung trong toàn bộ hệ thống. Khi đó có trục trặc sản xuất sẽ phát hiện được ngay nguyên nhân nằm ở bộ phận nào và khắc phục được ngay.
- Là sự phức tạp trong các loại đơn hàng sản xuất. Hiện nay các loại sản xuất Việt Nam là:
- Đơn hàng FOB (Free on Board) tự mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm
- Đơn hàng gia công: Chỉ lấy giá phần nhân công máy móc, chi phí khác còn thiết kế mẫu mã, nguyên phụ liệu cho bên khách hàng cung cấp
- Đơn hàng nội địa: tự thiết kế, chuẩn bị nguyên phụ liệu, quá trình sản xuất, mẫu mã, kích cỡ, màu sắc… Đây là một loại đơn hàng rất phức tạp quản lý đòi hỏi chi tiết đến từng công đoạn để lên được đơn giá chi tiết cho từng công đoạn.
Sự phức tạp và chồng chéo trong các đơn hàng sản xuất khiến cho các giải pháp quản lý sản xuất không giải quyết được triệt để sẽ thất bại trong khi triển khai.
Để giải quyết triệt để giải pháp sản xuất trong hệ thống giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam, chúng tôi xin đề xuất giải pháp tổng quát và chi tiết như sau:
[/vc_column_text][vc_single_image image=”1415″ img_size=”full” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
II. Chi tiết giải pháp quản trị sản xuất
Một phần mềm quản lý sản xuất hoàn thiện cho công ty dệt may Việt Nam, cần đảm bảo đầy đủ các giải pháp chi tiết sau:
1. Nhận đơn đặt hàng
Khi phòng kế hoạch nhận được một đơn hàng thì hệ thống ERP sẽ tạo ra một đơn hàng mới. Tất cả các bộ phân liên quan đến quy trình xuất đơn hàng đó ngay lập tức sẽ nhận được thông tin ban đầu về đơn hàng và các yêu cầu chi tiết của đơn hàng theo yêu cầu của đối tác cung cấp.
2. Chuẩn hóa master data cho doanh nghiệp
Đây là cơ sở thước đo chuẩn mực cho việc tính toán kế hoạch một cách khoa học và chính xác nhất. Trên cơ sở đó giúp cho các bộ phận hoạch định được công việc của mình theo năng lực hiện có của doanh nghiệp. Hệ thống ERP cho doanh nghiệp may mặc cần xây dựng các chuẩn mực dữ liệu tài nguyên doanh nghiệp chính sau để phục vụ quy trình quản lý sản xuất một cách hiệu quả nhất:
- Chuẩn hóa các hệ thống định mức nguyên vật liệu, nhân công, thời gian tiêu hao
- Chuẩn hóa quy trình may, quy trình sản xuất
- Chuẩn hóa số lượng và chức năng máy móc thiết bị
- Chuẩn hóa số liệu công cụ sản xuất
- Chuẩn hóa các mức chi phí dự kiến
Các dữ liệu này do phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch doanh nghiệp xây dựng cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng riêng biệt.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
3. Tính toán nhanh đơn giá chào hàng kế hoạch cho đơn hàng
Căn cứ vào thông tin ban đầu về đơn hàng, hệ thống ERP dựa trên các master data để đưa ra đơn giá chào hàng dựa trên tính toán nhanh, chính xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính, phụ liệu, diện tích vải tiêu hao, chọn lựa khổ vải hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong nghiệp vụ đàm phán giá trị đơn hàng.
Đồng thời đưa ra đàm phán chi tiết với khách hàng về đơn hàng, về kiểu dáng, chất liệu, kích cỡ đối tượng sử dụng sản phẩm, văn hóa vùng miền sử dụng sản phẩm, thời gian cần bàn giao đơn hàng, giá thành theo từng loại.
Để thực hiện được yêu cầu trên, hệ thống erp cần thực hiện được các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính toán được tổng nhu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu cho một mã hàng
- Linh hoạt khi xây dựng các mô hình chi phí sản xuất dự kiến để tính toán nhiều phương án giá thành chào hàng
- Tính toán được giá thành chào hàng dựa theo các chi phí sản xuất hiện tại của đơn vị
- Tính toán giá thành kế hoạch sản xuất cho dự kiến sản xuất
- Tính toán giá thành cho các sản phẩm thiết kế dựa trên chi phí sản xuất hiện tại hoặc các mô hình sản xuất dự kiến
4. Tính toán kế hoạch sản xuất tổng thể
Dựa trên kết quả đàm phán cuối cùng của phòng kinh doanh với khách hàng về đơn hàng: Số lượng, kích cỡ, mẫu mã, nguyên vật liệu, thời gian giao hàng,… và căn cứ dựa trên dữ liệu chuẩn hóa của doanh nghiệp phòng kế hoạch sẽ tính toán một kế hoạch sản xuất tổng thể bao gồm:
- Thời gian sản xuất tổng thể cho đơn hàng
- Tính toán tổng nhu cầu nguyên vật liệu cho đơn hàng
- Tính toán nhu cầu năng suất
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
5. Thời gian sản xuất tổng thể cho đơn hàng
Dựa trên số lượng và yêu cầu kỹ thuật đơn hàng, dữ liệu chuẩn hóa của doanh nghiệp, cộng với năng lực hiện tại của doanh nghiệp về máy móc, nhân công, nguyên vật liệu phòng kỹ thuật sẽ dựa vào hệ thống erp đưa ra được thời gian sản xuất tổng thể của đơn hàng và đưa ra biểu thời gian sản xuất tổng thể của đơn hàng.
Các xưởng sản xuất dựa trên biểu sản xuất này tiến hành sản xuất, phòng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị có tiến trình kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo toàn bộ hệ thống máy móc chạy an toàn cho từng đơn hàng. Phòng vật tư tiến hành cung cấp nguyên vật liệu, các xưởng bố trí nhân công theo chuyền, phòng kỹ thuật thiết kế chuyền,… Tất cả các hoạt động sản xuất sẽ đảm bảo nhịp nhàng đúng tiến độ.
6. Tính toán tổng nhu cầu nguyên vật liệu
Dựa vào đơn hàng và thiết kế kỹ thuật hệ thống đưa ra được tổng nhu cầu nguyên vật liệu từ đó cân đối với khối lượng tồn kho và đơn hàng khác để phòng thu mua vật tư chủ động đặt hàng các nguyên vật liệu một cách chủ động kịp thời giảm thiểu chi phí lưu kho.
7. Tính toán nhu cầu tăng năng suất
Dựa trên biểu đồ sản xuất và năng lực máy, năng suất nhân công hiện tại để tính toán nhu cầu tăng năng suất của đơn hàng.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
8. Tính toán lệnh sản xuất
Các bộ phận chức năng dựa trên đơn hàng kế hoạch và thiết kế tính toán lệnh sản xuất với các nội dung sau:
- Danh sách nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất ứng với lệnh đã phát hành
- Danh sách các công việc cần tiến hành
- Các vật liệu phụ cần cho lệnh sản xuất
- Sơ đồ Gantt của lệnh sản xuất
- Các linh kiện liên quan
- Chuyển lệnh sản xuất đến cấp duyệt
- Phát lệnh sản xuất đã duyệt cho đơn vị sản xuất
9. Theo dõi điều độ sản xuất
Trong quá trình sản xuất các dữ liệu về quá trình sản xuất cần phải được theo dõi chi tiết và do từng bộ phận chức năng theo dõi. Các nội dung cần theo dõi bao gồm:
- Kiểm soát NVL đã xuất cho lệnh sản xuất
- Kiểm soát các công việc đã hoàn thành
- Kiểm soát sản phẩm đã nhập kho
- Kiểm soát phân tích thừa thiếu nguyên vật liệu
- Kiểm soát phân tích năng lực của máy móc thiết bị
- Theo dõi lịch trình sản xuất
Việc theo dõi điều độ sản xuất đảm bảo tại mọi thời điểm nhà quản trị có thể kiếm soát được hoạt động sản xuất và có thể có các điều chỉnh cần thiết đảm bảo tiến độ sản xuất
10. Tính toán chi phí thực của đơn hàng
- Căn cứ vào chi phí thực phát sinh trong đơn hàng để tiến hành lập thống kê chi phí thực của đơn hàng
- Chi phí thực của đơn hàng sẽ được thống kê tổng hợp và kế toán giá thành sẽ tiến hành thực hiện các bút toán giá thành sản xuất đơn hàng.
11. Hệ thống thông số mở
- Cho phép thiết lập quy trình quản lý, sản xuất thông qua trả lời hệ thống thông số
- Linh hoạt, dễ sử dụng ứng với thay đổi quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm
- Thích ứng cho việc mở rộng sản xuất với các dây chuyền mới, sản phẩm mới.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
12. Hệ thống báo cáo
- Các báo cáo phục vụ chào hàng: Phiếu đặt hàng dự kiến; Mẫu chuẩn sản phẩm; Diện tích tính toán cho mẫu sản phẩm; Các chi tiết của mẫu sản phẩm theo loại vải; Bảng chi tiết dự kiến chi phí; Bảng giá kế hoạch theo nguyên vật liệu; Bảng giá kế hoạch theo tiến trình sản xuất; Bảng tổng hợp giá kế hoạch…
- Các báo cáo kế hoạch sản xuất tổng thể: Báo cáo kế hoạch sản xuất tổng thể; Báo cáo kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu; Báo cáo kế hoạch tăng năng suất dự kiến…
- Các báo cáo tính toán lệnh sản xuất: Báo cáo nhu cầu chi tiết nguyên vật liệu cho đơn hàng; Báo cáo lệnh sản xuất: Nguyên vật liệu, thao tác sản xuất, thông tin mở rộng, trạng thái lệnh sản xuất, lịnh trình thao tác sản xuất, cấu trúc nguyên vật liệu phụ…
- Các báo cáo theo dõi tình tình sản xuất: Theo dõi thông tin phụ tải: theo dõi thông tin phụ tại phân xưởng sản xuất, báo cáo tiến độ theo phân xưởng sản xuất, theo dõi phụ tải theo nhóm sản xuất, báo cáo tiến độ theo nhóm sản xuất, kiểm tra chênh lệch phụ tải, kiểm soát tiến độ sản xuất. Kiểm soát lịch sản xuất: hoạch định tiến độ sản xuất, điều độ sản xuất, báo cáo tiến độ thực thi lệnh sản xuất, theo dõi thông tin tiến độ, điều khiển phát lệnh sản xuất…
- Các báo cáo tính toán chi phí thực: bảng kê chi tiết chi phí thực theo sản phẩm; bảng tổng hợp hợp chi phí thực theo sản phẩm
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]