[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Đối với các doanh nghiệp lớn, việc xây dựng chiến lược công nghệ thông tin (IT) phù hợp là rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất nhiều bộ phận IT hoặc CIO của doanh nghiệp thất bại trong việc định nghĩa, tổ chức và thực thi chiến lược IT hiệu quả. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy điều đó:
[/vc_column_text][vc_single_image image=”1272″ img_size=”full” add_caption=”yes” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
1. Công nghệ hiện tại đang vận hàng đã lỗi thời hàng thập kỷ
Thống kê cho thấy các doanh nghiệp cứ chu kỳ 10 năm sẽ thay thế hệ thống phần mềm đang sử dụng từ excel, phần mềm kế toán, các phần mềm chuyên dụng khác hoặc thậm chí cả hệ thống ERP. Đối với một số doanh nghiệp khác, thậm chí vài năm là quá dài cho việc nâng cấp/thay thế phần mềm. Kinh nghiệm cho thấy, nếu doanh nghiệp bạn đã không nâng cấp/thay thế phần mềm trong 10 năm qua thì có nghĩa là doanh nghiệp đã mất đi lợi thế cạnh tranh và đối mặt với sự lỗi thời về ứng dụng công nghệ. Mặc dù điều này có thể tiết kiệm chi phí, ít rủi ro nhưng 10 năm là quá dài, sẽ khiến doanh nghiệp thực sự tụt hậu về ứng dụng công nghệ.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”1273″ img_size=”full” add_caption=”yes” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
2. Chiến lược IT không tương thích với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp
Một thực tế rất phổ biến là mặc dù phòng IT hoặc CIO luôn có những ý định rất tốt về chiến lược IT, tuy nhiên lại thường không tương ứng với bức tranh tổng thể về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ một doanh nghiệp đang có chiến lược về giảm chi phí vốn nhưng chiến lược IT lại là triển khai các giải pháp Saas thay vì on-premise thì sẽ dẫn đến sự xung đột về ưu tiên đầu tư. Đối với các đơn vị tư vấn chiến lược IT hoặc tư vấn triển khai ERP chuyên nghiệp, trước tiên cần chỉ ra 5 đến 7 mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trước khi định nghĩa ra các mục tiêu chiến lược IT.
3. Bạn chưa cân nhắc toàn bộ các lựa chọn về giải pháp công nghệ
Nhiều người cho rằng một bản chiến lược IT cần mô tả một bức tranh lớn, phức tạp và phương án triển khai ERP tốn kém. Tuy nhiên, ERP chỉ là một lựa chọn giải pháp tiềm năng cho doanh nghiệp. Công cuộc số hóa dữ liệu, công nghệ mobile, báo cáo thông minh business intelligence, hệ thống CRM, hệ thống thương mại điện tử… cũng chỉ là những công nghệ tiềm năng khác bên cạnh hệ thống ERP.
Thêm vào đó, việc xây dựng lại hệ thống quy trình nghiệp vụ (Business Processes Reengineering) và quản lý thay đổi cơ cấu tổ chức (Organizational Change Management) cũng là hai bài toán rất quan trọng khác nằm ngoài tính công nghệ. Với bất cứ lộ trình nào cũng cần phải cân nhắc, đánh giá tất cả các lựa chọn để xây dựng được chiến lươc IT phù hợp và có ý nghĩa nhất với doanh nghiệp.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”1274″ img_size=”full” add_caption=”yes” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
4. Bạn không có kế hoạch thực hiện cho việc nâng cấp công nghệ/phần mềm cho doanh nghiệp
Bạn có thể hoàn thành tốt các bước 1, 2, 3 ở trên, tuy nhiên bản chiến lược IT sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu bản kế hoạch khả thi để triển khai thực hiện.
5. Chiến lược IT không phù hợp với ROI của doanh nghiệp
Đối với các dự án đầu tư công nghệ, doanh nghiệp luôn quan tâm đến chỉ số ROI (Return On Investment) – được hiểu là các lợi ích thu được đối với khoản đầu tư. Do đó, một chiến lược IT sau cùng cần đảm bảo tối thiểu ROI định nghĩa bởi doanh nghiệp nghĩa là phù hợp về chi phí đầu tư, các lợi ích kỳ vọng và yếu tố rủi ro.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Nguồn: https://erpinsider.net/2016/09/08/5-dau-hieu-ve-chien-luoc-it-khong-kha-thi/
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]