0977.207.122

phan mem erp la gi

Phần Mềm ERP Là Gì?

Phần mềm ERP là gì?

  • ERP là gì? ERP là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning – nghĩa là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hay còn gọi là một hệ thống thông tin tác nghiệp và quản trị doanh nghiệp.
  • Phần mềm ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể và cơ sở dữ liệu tập trung.
  • Danh mục dữ liệu dùng chung (Master data) được khai báo một lần và dùng cho nhiều phân hệ.
  • Các quy trình được xây dựng và tích hợp chặt chẽ với nhau, dữ liệu giao dịch được tích hợp và kế thừa giữa các phân hệ với nhau.

Các phân hệ trong một phần mềm ERP gồm có:

  • Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm
  • Mua – Bán hàng
  • Sản xuất và dịch vụ vận chuyển
  • Tiếp thị và kinh doanh
  • Quản lý tồn kho
  • Giao hàng và thanh toán
  • Tài chính
  • Nhân sự – Tiền lương
  • Bảo trì thiết bị
  • Phân tích thông minh (BI)
phan mem erp la gi
Phần Mềm ERP Là Gì

Xác định quy mô của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ chọn giải pháp ERP nào để triển khai cho công ty mình, việc này sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, có thể liệt kê một số tiêu chí như sau :

  • Quy mô công ty (số công ty, chi nhánh, nhà máy triển khai một hệ thống ERP)
  • Số người sử dụng phần mềm ERP (bao nhiêu người sẽ sử dụng trên phần mềm)
  • Tổng số lượng thành phẩm sản xuất và kinh doanh (sản lượng sản xuất, sản lượng bán, quy mô giao dịch hàng hóa và quy mô kho chứa hàng)
  • Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp như thế nào?
  • Ngành nghề sản xuất, kinh doanh và phân phối của công ty và giải pháp ERP có tối ưu cho ngành nghề kinh doanh của công ty hay không?

Video mô tả sơ lược hoạt động của một phần mềm ERP

Lựa chọn giải pháp ERP nào cho doanh nghiệp bạn?

Khi xác định được quy mô của mình, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm ERP phù hợp là ERP nội hay ERP ngoại?

  • Chọn ERP nội thì chất lượng, độ ổn định và tính trải nghiệm như thế nào?
  • Chọn ERP ngoại thì xem xét doanh nghiệp tương ứng với các công ty cùng ngành nghề trong top 100 doanh nghiệp toàn cầu thì họ đang sử dụng hệ thống ERP gì? Có phải là ERP top 3 thế giới hay không? Và nếu ERP thuộc top 3 thế giới thì sẽ tương ứng với chất lượng, độ ổn định và tính trải nghiệm cũng thuộc top 3 thế giới.

Các nước phát triển như Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ thì việc doanh nghiệp ứng dụng giải pháp ERP là một điều bình thường, hiễn nhiên và đó là cơ bản về quản trị.

Vì ERP sẽ là nhân tố đưa đến sự tăng trưởng vượt bậc của một công ty trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Cụ thể kinh tế Việt Nam có nhiều lúc khó khăn nhưng các công ty toàn cầu hoạt động ở Việt Nam, vẫn tăng trưởng cao và vượt bậc như Unilever, Abbott, Samsung, …

Phần mềm ERP đã cung cấp chìa khóa để các công ty thực hiện chiến lược toàn cầu hóa nhanh chóng, dễ dàng. Các quyết định có thể được thực hiện với các dữ liệu chính xác và với một quy trình kết nối nhu cầu và cung cấp xuyên biên giới, sự điều hành nhanh chóng và chính xác có thể mang lại giá trị hàng tỷ USD.

Hiện trạng ứng dụng hệ thống ERP tại Việt Nam

Hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam, tỷ lệ ứng dụng ERP còn rất thấp và sơ khai. Dữ liệu trong doanh nghiệp rất nhiều nhưng chưa được chuẩn hóa và khai thác hiệu quả. Theo quy luật 80/20, có thể nói lượng dữ liệu trong doanh nghiệp rất nhiều và nằm rải rác ở nhiều bộ phận do đó dữ liệu chưa được tích hợp và kế thừa dẫn đến dữ liệu rời rạc, trùng lặp. Tối đa doanh nghiệp có thể khai thác được 20% lượng dữ liệu có hiệu quả, còn 80% dữ liệu còn lại là chưa được khai thác dùng cho phân tích và quản trị.

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang ứng dụng ERP nội sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập toàn cầu, khó khăn khi tham gia thị trường và các quy định toàn cầu về tính minh bạch, chống bán phá giá, các quy định thương mại giữa các hiệp hội tham gia (WTO, TPP, AEC, ..).

Vì vậy trong thời gian tới nhu cầu ứng dụng ERP sẽ nhiều và sẽ trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng lực quản trị, tối ưu chi phí và tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia vào sân chơi toàn cầu.

5/5 - (1 vote)
Scroll to Top