[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Thât không may trước đây và ngay ở hiện tại, quá nhiều dự án triển khai ERP và các ý tưởng cải tiến công nghệ gặp thất bại. Sự sợ hãi thất bại là đủ để cho các nhà quản lý không bật đèn xanh cho một dự án ERP.
Nhưng tin tốt là: Khi có được sự quản lý và kiểm soát thích hợp, lo ngại này có thể được giảm bớt. Trong nhiều trường hợp, chính sự lo ngại này có thể được sử dụng để tăng cơ hội thành công của dự án.
Dưới đây chúng tôi đưa ra 5 lý do phổ biến khiến các nhà quản lý nói “không” với việc triển khai ERP – cùng với những việc cần làm để khắc phục cho mỗi vấn đề:
1. Họ lo lắng rằng dự án sẽ mất quá nhiều thời gian và tốn kém quá nhiều.
Báo cáo thống kê hàng năm của chúng tôi cho thấy hầu hết các dự án mất nhiều thời gian hơn dự kiến và/hoặc chi phí nhiều hơn. Thống kê này thường gây ra những quan ngại. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện kiểm soát dự án sát sao và hiệu quả sẽ là một cách để giảm thiểu rủi ro này.
Một cách an toàn để giải quyết rủi ro là đảm bảo rằng bạn lập một kế hoạch dự án toàn diện tính cả các chi phí rủi ro tiềm tàng khi triển khai mà hầu hết các nhà cung cấp và tư vấn ERP không nhận ra. Chúng tôi và nhóm chuyên gia độc lập có thể giúp lập kế hoạch dự án và quy trình quản lý để tránh những vấn đề chung này.
Có thể bạn quan tâm: 5 lý do doanh nghiệp cần phần mềm erp[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_single_image image=”1508″ img_size=”full” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
2. Họ lo ngại rằng dự án làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của họ.
Một số thống kê đáng kinh ngạc khác trong Báo cáo ERP hàng năm của chúng tôi: khoảng 50% các dự án gặp phải một số gián đoạn trong quá trình Golive. Đây là điều mà các CIO, CFO và giám đốc điều hành khác ít mong muốn nhất, vì vậy điều quan trọng là phải giảm thiểu rủi ro trễ tiến độ công việc hàng ngày.
Một phương pháp tốt nhất xử lý việc này xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro chi tiết để giảm sự cố trong việc quá trình triển khai. Một cách khác là thuê một bên thứ ba độc lập để giám sát việc triển khai dự án, xác định những rủi ro mà đội dự án không thể nhìn thấy và đảm bảo rằng bạn có sẵn kế hoạch dự phòng được xây dựng trong kế hoạch tổng thể của bạn. Chúng tôi có thể giúp công ty của bạn hoàn thành mọi phương án mà bạn muốn.
3. Con người cũng là nguyên nhân gây cản trở.
Thông thường, các nhà quản lý không phải là nguồn gốc của vấn đề mà chính là nhân viên của họ. Ví dụ, CFO có thể có một nhân viên kiểm soát hoặc nhân viên kế toán không muốn làm thêm công việc liên quan đến việc xây dựng lại bảng tài khoản kế toán của công ty. Điều này có thể làm cho CFO phản đối công việc mà dự án cần thực hiện. Dù là nguyên nhân nào, việc xác định và thực hiện kế hoach quản lý các thay đổi của tổ chức (organizational-change-management) một cách hiệu quả là rất quan trọng để vượt qua được điều này và các vấn đề khác.
4. Họ không có đủ ngân sách để chi trả cho sáng kiến thay đổi.
Rủi ro thường xuất phát từ sự dập khuôn, hầu hết các giám đốc điều hành là người có đầu óc tài chính, đong đếm hiệu quả bằng các chỉ số tài chính. Họ nhìn hệ thống quản trị doanh nghiệp như một loại chi phí và rủi ro mà thường không tính tới các lợi ích kinh doanh tiềm năng tương ứng.
Để vượt qua thử thách này, bạn phải giải thích cho họ hiểu bằng ngôn-ngữ-của-họ. Tìm hiểu các tình huống kinh doanh thực tế không chỉ giảm được chi phí của dự án mà còn mang lại những lợi ích tiềm năng mà công ty đang bỏ lỡ.
5. Họ lo ngại rằng hệ thống ERP mới sẽ không cải thiện công việc kinh doanh của họ.
Các nhà quản lý nói chung chỉ đầu tư vào những thứ mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp của họ, nhưng nhiều sáng kiến ERP chưa mang lại lợi ích này. Để vượt qua nguy cơ này, điều quan trọng là xác định rõ khía cạnh lợi ích kinh doanh trong bài toán kinh doanh của bạn. Lưu ý: bạn hãy chắc chắn rằng bạn thận trọng khi sử dụng các ước tính kế toán và tài chính, nhưng bạn cũng cân nhắc sử dụng những kết quả này để thúc đẩy năng lực kinh doanh của tổ chức của bạn.
Nếu làm theo lời khuyên này có thể không hoàn toàn loại trừ khả năng “đình công”của đội ngũ quản lý, nhưng nó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro của dự án.
Nguồn bài viết: https://erpinsider.net/2017/08/10/nam-ly-do-cac-nha-quan-ly-noi-khong-doi-voi-viec-trien-khai-erp/
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]