[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Tùy các ngành nghề hoạt động khác nhau hoặc những yêu cầu riêng của nhà sản xuất, phần mềm quản lý sản xuất có thể được thiết kế bằng việc gắn thêm hay tháo bớt. Hoặc thay đổi các thành phần, hoặc phát triển cho phù hợp với những yêu cầu riêng biệt dựa trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp, ứng dụng kết hợp với kinh nghiệm được tích luỹ của nhà phát triển giải pháp.
Tính đặc thù của phần mềm sản xuất phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp bạn, trải nghiệm của bạn như thế nào và mục đích của bạn ra sao. Dưới đây là một số kịch bản mua phần mềm phổ biến:
Bạn đang tìm kiếm giải pháp tổng thể hoặc bổ sung thêm chức năng vào hệ thống phần mềm độc lập hiện tại.
Các doanh nghiệp sản xuất lớn đánh giá cao các bộ phần mềm ERP sản xuất tổng thể có khả năng tích hợp liền mạch dữ liệu và quy trình nghiệp vụ của nhiều mô-đun phần mềm sản xuất khác nhau.
Ví dụ, một bộ giải pháp ERP sản xuất tổng thể có khả năng tích hợp liền mạch các mô-đun lập kế hoạch nguyên vật liệu, quản lý tiến độ công việc…. Kế toán sản xuất sẽ cho phép tự động hạch toán bảng dự toán chi phí sản xuất vào ngân sách dự án sản xuất. Và sau đó lên kế hoạch giải ngân và phân bổ chi phí nhân công theo tiến độ dự án sản xuất.
Nếu công ty bạn là một nhà sản xuất lớn, bạn nên xem xét các bộ giải pháp ERP quản lý sản xuất tổng thể dành cho doanh nghiệp như SAP, Oracle, Infor hoặc Microsoft Dynamics AX.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”1671″ img_size=”full” add_caption=”yes” alignment=”center” image_hovers=”false”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Bạn đang điều hành cơ sở sản xuất của một chi nhánh thuộc một công ty mẹ.
Một doanh nghiệp sản xuất, có nhiều công ty con cần một hệ thống phần mềm có khả năng tương tác liên chi nhánh hiệu quả. Các công ty con do có quy mô nhỏ hơn nên sẽ cần phần mềm ít mạnh mẽ hơn và chạy bổ sung cho hệ thống phần mềm lớn hơn được sử dụng tại tổng công ty. Như vậy, các công ty có nhiều điểm sản xuất khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng một bộ giải pháp ERP quản trị sản xuất hai cấp (two-tier ERP).
Bạn cần phải cải thiện một quy trình sản xuất nào đó. Một số doanh nghiệp thấy rằng họ chỉ cần một ứng dụng phần mềm riêng lẻ, chẳng hạn như phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP), hay hệ thống điều hành sản xuất (MES)… nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Ví dụ, nếu cơ sở sản xuất của bạn là phân xưởng gia công chế tạo các miếng thép tấm, phần mềm MRP sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định nguyên liệu và lên kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng có yêu cầu khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là sự lựa chọn hàng đầu của các đơn vị gia công có phạm vi sản xuất khiêm tốn.
Hàng hóa sản xuất của bạn là các sản phẩm chế biến.
Phần mềm quản lý sản xuất đại trà khó có thể triển khai áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo công thức chế biến (process manufacturer) như thực phẩm đồ uống, mỹ phẩm hóa chất, dược phẩm, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng…
Các doanh nghiệp này cần khả năng kết hợp phân hệ quản lý hàng tồn kho được tích hợp với hệ thống lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP). Thực vậy, hàng tồn kho của các doanh nghiệp này chủ yếu là những nguyên vật liệu, do vậy phần mềm quản lý sản xuất chế biến phải có khả năng định lượng nguyên liệu (bill of materials) mạnh mẽ, cho phép điều chỉnh linh hoạt công thức chế biến theo các đơn vị đo lường khác nhau.
Một số ngành nghề sản xuất đặc thù có máy móc chế tạo đặc biệt (tầng thiết bị, tầng điều khiển) và có yêu cầu hệ thống điều khiển của nó tích hợp với phần mềm quản lý sản xuất (tầng MES) để đạt mục đích nào đó.
Ví dụ ngành dệt may luôn mong muốn hệ thống CAD/CAE/CAM (phần mềm thiết kế mẫu mã, mô phỏng và lập trình gia công) được tích hợp với giải pháp quản trị sản xuất ERP để giúp tính giá thành sản phẩm ngay từ lúc nằm trên bản vẽ thiết kế. Chính vì vậy, chúng tôi đã soạn ra các chuyên đề hướng dẫn mua phần mềm sản xuất dành cho các ngành nghề đặc thù khác nhau như may mặc, hóa chất, điện tử, thực phẩm-đồ uống và dược phẩm…
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]