0977.207.122

giai-phap-phan-mem-quan-ly-kho-cho-doanh-nghiep-may-mac

Giải Pháp Phần Mềm Quản Lý Kho Cho Doanh Nghiệp Dệt May

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Không giống như quản lý kho thông thường, việc quản lý kho cho các công ty về sản xuất may mặc phải đạt được các tiêu chí cơ bản sau đây:

  • Xây dựng bộ danh mục thống nhất trong toàn hệ thống
  • Quản lý đa đơn vị tính, kích thước trọng lương, barcode, thời hạn sử dụng, không gian kho
  • Kiểm soát theo lô
  • Tính toán các loại giá trị tồn kho, giá chi phí nhập kho
  • Quản lý các Serial, Partnumber cho bảo hành sửa chữa
  • Kiểm soát các mặt hàng có cấu trúc
  • Tính toán nhu cầu mua hàng, lượng đặt hàng kinh tế
  • Chuyển bút toán hàng tồn kho sang sổ cái
  • Các báo cáo quản trị

1. Xây dựng bộ danh mục thống nhất trong toàn hệ thống

Mục tiêu này đảm bảo tính thống nhất chung cho toàn bộ hệ thống. Mỗi một vật tư trong cùng hệ thống có một danh điểm riêng đảm bảo kiểm soát vật tư một cách thống nhất giữa tất cả các kho của các đơn vị trong một tổng công ty.

Điều này rất quan trọng, bởi một công ty dệt may hệ thống danh mục vật tư rất lớn và chi tiết lên đến hàng nghìn danh mục. Nếu không quản lý chặt chẽ và thống nhất trên toàn hệ thống, thì khi muốn biết tình trạng nhập xuất tồn, đơn giá một vật tư sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó độ chính xác không cao, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ sản xuất của công ty dệt may trong bối cảnh thị trường hiện nay.

Dưới đây là mô hình tổng quan giải pháp quản lý kho cho ngành dệt may

[/vc_column_text][vc_single_image image=”1419″ img_size=”full” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

2. Kiểm soát đa đơn vị tính, kích thước trọng lương, barcode, thời hạn sử dụng, không gian kho

Mỗi một danh mục vật tư cần quan tâm đến rất nhiều các thông tin cần quản lý tới mức chi tiết nhất. Hệ thống ERP cần phải đáp ứng được yêu cầu này. Đó là các thông tin về đơn vị tính, khối lượng, kích thước dài rộng cao, mã barcode, ngày sản xuất, nước sản xuất, thời hạn sử dụng, không gian lưu trữ trong kho, thời gian lưu kho… Các thông tin này rất cần thiết trong quản lý kho.

Hiện nay các công ty may ở Việt Nam rất quan tâm đến kiểm soát hàng hóa bán ra tại hệ thống phân phối của mình tại mỗi thời điểm, nên việc mỗi hàng hóa sản xuất xong cần phải được đánh mã trước khi nhập kho. Ngoài các thông tin trên còn có một thông tin quan trọng cần quản lý đó là mã số, mã vạch được đánh dấu cho mỗi loại hàng hóa.

3. Kiểm soát theo lô

Ngoài các thông tin cần quản lý trên thì đặc điểm của ngành dệt may là vật tư thường nhập theo lô lớn, nên cần quản lý chi tiết theo lô đảm bảo theo dõi được lượng vật tư luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

4. Tính toán các loại giá trị tồn kho, giá chi phí nhập kho

Tại mỗi thời điểm, hệ thống sẽ đưa ra được giá trị tồn kho của mỗi vật tư tại mỗi kho và tại toàn công ty. Điều đó giúp cho công ty lập được kế hoạch sản xuất và kinh doanh. Đồng thời chủ động trong các đơn hàng của mình, chủ động được đầu vào sản xuất và đầu ra cho hệ thống phân phối.

Thường các công ty may Việt Nam hiện nay các đơn hàng đều thay đổi rất nhanh và nguồn nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc khá nhiều vào xuất nhập khẩu nên việc chủ động được nguyên liệu đầu vào là yếu tố sống còn trong cạnh tranh hiện nay.

Hệ thống kiểm soát chính xác xuất nhập tồn số lượng và giá trị từng danh điểm vật tư và hỗ trợ đưa ra các chi phí cho từng vật tư đồng thời hỗ trợ tính giá xuất vật tư theo ba phương pháp chính:

  • Nhập trước xuất trước
  • Nhập sau xuất trước
  • Bình quan gia quyền

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

5. Kiểm soát các Serial, Partnumber cho bảo hành sửa chữa

Mỗi danh mục vật tư đều được quản lý chặt chẽ các serial, partnumber và khi đó bộ phận bảo hành sửa chữa sẽ căn cứ vào đó để lên các kế hoạch bảo dưỡng sữa chữa.

Xem thêm: Phần mềm quản lý bảo dưỡng thiết bị

6. Kiểm soát các mặt hàng có cấu trúc

Nghành dệt may, hệ thống danh mục vật tư có cấu trúc khá nhiều. Ví dụ một máy cắt gồm rất nhiều bộ phận như bàn cắt, dao cắt, … trong từng bộ phận thường có các chi tiết cấu thành nên bộ phận đó.

Hiện nay các công ty dệt may Việt Nam thường quản lý các danh mục vật tư theo cấu trúc ba cấp:

Vật tư -> Bộ phận -> Chi tiết.

Do đó hệ thống ERP cũng hỗ trợ tối đa các danh mục vật tư có cấu trúc như vậy và được định nghĩa theo nhiều cấp khác nhau. Điều đó giúp các công ty quản lý được tổng thể và chi tiết từng danh mục vật tư đến mức chi tiết nhất.

7. Tính toán nhu cầu mua hàng, lượng đặt hàng kinh tế

Ngoài kiểm soát được xuất nhập tồn kho theo từng kho, từng công ty và theo tổng công ty về số lượng và giá trị, hệ thống còn kiểm soát được chi phí nhập kho, chi phí lưu kho để từ đó làm đầu vào cho bài toán tối ưu dự trữ nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Hệ thống sử dụng một số mô hình tối ưu dự trữ hướng quản trị kho, tối ưu giá trị lưu trữ một cách phù hợp nhất. Mỗi danh mục vật tư khi đó có một khoảng số lượng và giá trị lưu trữ đảm bảo tối ưu được tính toán nhu cầu mua hàng theo từng thời điểm, từng đơn hàng theo số lượng đặt hàng tối ưu nhất.

8. Chuyển bút toán hàng tồn kho sang sổ cái

Hệ thống tính toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và chuyển các bút toán sang sổ cái của kế toán tổng hợp xử lý. Các bút toán xuất nhập đều được tự động điều chuyển vào sổ cái của kế toán.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_single_image image=”1420″ img_size=”full” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

9. Các báo cáo quản trị

Hệ thống ERP có các báo cáo chi tiết và tổng hợp phục vụ các nghiệp vụ và quản trị tại từng kho và theo tổng công ty tại từng thời điểm.

Báo cáo cáo chi tiết nhập vật tư; báo cáo tổng hợp nhật vật tư; báo cáo chi tiết xuất vật tư; báo cáo tổng hợp xuất nhập tồn kho vật tư; báo cáo tồn vật tư; báo cáo sửa chữa bảo dưỡng vật tư; hóa đơn xuất nhập vật tư chi tiết; báo cáo chi tiết kết chuyển vật tư sang sổ cái kế toán…

Có thể bạn quan tâm:

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Đánh giá post
Scroll to Top