[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Nhân sự tiền lương của các công ty may Việt Nam là một phần rất phức tạp khi lên giải pháp tổng thể thích hợp với giải pháp ERP, bởi nó mang tính đặc thù cho từng công ty, phân loại khá phức tạp theo nhiều khối sản xuất trực tiếp, gián tiếp, phục vụ… và hệ số lương tính theo nhiều phương pháp: dựa theo năng suất, theo hệ thống lương cố định, theo sản lượng bán, khoán thanh thu….
Các chế độ xã hội phức tạp, tiền thưởng, chế độ lao động cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Mặt khác đặc thù của lao động trực tiếp ngành may biến động nhân sự khá lớn nên đòi hỏi có một giải pháp tổng thế bao quát được toàn bộ các mặt của lao động tiền lương, đảm bảo tính nhanh nhạy của thông tin giảm thiểu được lượng lao động lớn phục vụ cho mảng này.
Trước khi đi vào giải pháp chi tiết, chúng ta cùng xem xét tổng quan lại các mặt của lao động tiền lương của ngành may Việt Nam hiện nay.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý sản xuất cho công ty may
Tổng quan tình hình lao động tiền lương
[/vc_column_text][vc_single_image image=”1450″ img_size=”large” alignment=”center” image_hovers=”false” lazy_loading=”true”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Cơ cấu lao động
Trong qua trình theo dõi cơ cấu lao động tại các công ty may Việt Nam hiện nay, thì cơ cấu lao động được phân bổ như sau:
Cơ cấu lao động theo công việc
[/vc_column_text][vc_column_text]
STT | Loại lao động | Tỷ lệ |
I | Công đoạn sản xuất chính | 50-55% |
1 | Công đoạn may + KH | 35-40% |
2 | Công đoạn cắt | 3-5% |
3 | Công đoạn là | 3-5% |
4 | Công đoạn đóng hộp | 0.2-0.5% |
5 | Công nhân phục vụ | 0.2-0.5% |
6 | Công nhân sửa máy | 0.2-0.5% |
7 | Quản lý xí nghiệp | 0.5-1% |
II | Các đơn vị phụ trợ | 40-42% |
1 | Nhân viên kho nguyên liệu + kiểm tra vải | 1-2% |
2 | Phân xưởng thêu giặt | 0.2-0.5% |
3 | Phân xưởng bao bì + in | 0.2-0.5% |
4 | Phân xưởng cơ điện | 0.5-1% |
5 | Ban quản trị đời sống | 0.2-0.5% |
6 | Y tế + nhà trẻ mẫu giáo | 0.5-1% |
III | Khối phòng ban và đoàn thể | 3-10% |
[/vc_column_text][vc_column_text]Cơ cấu lao động theo các tiêu chí khác[/vc_column_text][vc_column_text]
STT | Chỉ tiêu | Tỷ lệ |
1 | Phân theo trình độ trên đại học | |
Đại học – Cao đẳng | 5-10% | |
Trung cấp | 5-10% | |
Công nhân bậc cao | 10-15% | |
Công nhân khác | 75-80% | |
2 | Phân theo đối tượng | |
Lao động gián tiếp | 10-15% | |
Lao động trực tiếp | 85-90% | |
3 | Phân theo cơ cấu | |
Lao động nam | 15-20% | |
Lao động nữ | 80-85% |
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Nhìn vào các cơ cấu phân loại trên ta thấy được cơ cấu lao động ngành dệt may khá đa dạng, đòi hỏi người quản trị lao động luôn nắm được các số liệu chính xác này. Điều này không dễ bởi một công ty dệt may lượng lao động nằm ở nhiều đơn vị khác nhau, vị trí địa lý khác nhau, công với lượng biến động nhân công khá lớn nên giải pháp erp cần phải giải quyết triệt để vấn đề này tạo điều kiện thuận lợi cho cấp quản lý, kế hoạch điều hành chủ động tối đa nhất nguồn nhân sự tại mỗi thời điểm.
Tình hình sử dụng thời gian lao động
Do đặc thù của ngành may: số công nhân nữ chiến khá đông, trên 80%. Chính vì thế, nó ảnh hưởng rất lớn đến ngày công, giờ công lao động do nghỉ chế độ (ốm đau, thai sản, con ốm, v.v.v) Sản xuất kinh doanh theo hợp đồng của khác hàng (theo mùa vụ), nên doanh nghiệp ngành may phải luôn đảm bảo hai nhiệm vụ chính là đảo bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
Bởi thế việc sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp ngành may như sau:
- Công nhân gián tiếp, khối phòng ban, làm việc 8 giờ trong ngày và nghỉ chủ nhật
- Khối trực tiếp sản xuất làm việc theo 2 ca: 8 giờ/ca, những tháng mùa vụ có thể làm thêm 1 giờ/ca để đảo bảo được tiến độ sản xuất
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Định mức lao động
Do đặc thù của ngành may cho nên việc định mức lao động rất ít thay đổi, định biên theo cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp ngành may quy định đối với tổ sản xuất của xí nghiệp thành viên. Chỉ lao động trong 10% thợ dự trữ và phụ thuộc vào các mã hàng cụ thể sử dụng lao động cho hợp lý.
Khi đưa một mã hàng vào sản xuất, phòng kỹ thuật bấm giây thực tế khi may áo mẫu và quy định thời gian chế tạo cho từng bước công việc, các xí nghiệp dựa vào đó để bố trí công nhân trong các dây chuyển sản xuất phù hợp với năng lực, sở trường của họ để đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: định mức thời gian chế tạo chi tiết áo sơ mi cộc tay nữ ( sơ mi PRIMO GL011/10-2) được thể hiện ở bảng sau:
Định mức thời gian chế tạo chi tiết áo sơ mi cộc tay – Mã sơ mi PRIMO GL011/10-2
[/vc_column_text][vc_column_text]
Nội dung bước công việc | CBCV | Thời gian định mức | Thời gian quy đổi | Người thực hiện |
May lộn bản cổ đặt dây cá | 4 | 70 | 79 | Quy đổi giây chế sang giây chuẩn
Bậc 2 hệ số = 0,89 Bậc 3 hệ số = 1 Bậc 4 hệ số = 1,125 Bậc 5 hệ số = 1,43 |
May diễu bản cổ | 3 | 62 | 62 | |
Sửa chân may bọc chân cổ | 3 | 35 | 35 | |
Sửa chân cổ vào ba lá | 4 | 96 | 108 | |
Tra mí cổ, cắt đặt cỡ nhãn | 4 | 224 | 253 | |
May nẹp cúc (cữ) | 3 | 42 | 42 | |
May nẹp khuyết | 3 | 30 | 30 | |
May dán túi hoàn chỉnh | 4 | 65 | 73 | |
May chắp cầu vai sau | 3 | 54 | 54 | |
May chắp lộn vai con | 3 | 66 | 66 | |
Tra tay áo cuốn 8 ly | 3 | 145 | 145 | |
May diễu vòng tay (2 kim) | 3 | 86 | 86 | |
May cuốn sườn | 3 | 95 | 95 | |
May cửa tay | 3 | 76 | 76 | |
Sửa may xong gấu | 3 | 92 | 92 | |
Nhận BTP, giao cho các bước công việc | 3 | 40 | 40 | |
Dứt chỉ, sửa lộn bản cổ | 3 | 75 | 75 | |
Dứt chỉ, sửa lộn chân cổ | 3 | 75 | 75 | |
Là bẻ nép khuyết | 2 | 48 | 43 | |
Chấm định vị túi, vạch sửa họng cổ | 2 | 47 | 42 | |
Là bẻ miệng túi | 2 | 25 | 22 | |
Là sửa cầu vai | 2 | 30 | 27 | |
Là sửa túi | 2 | 45 | 40 | |
Là bẻ cửa tay | 2 | 74 | 66 | |
Thùa 7 khuyết | 3 | 50 | 50 | |
Chám dấu đính 9 cúc | 3 | 90 | 90 | |
Cắt chỉ + nhặt chỉ | 2 | 78 | 71 | |
Thâu hóa | 4 | 64 | 72 | |
Tổ phó | 4 | 64 | 72 | |
Tổ trưởng | 5 | 64 | 92 |
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
- Tổng thời gian may phụ: 1.600”
- Tổng thời gian quy chuẩn: 2152”
- Thời gian may bình quần: 52”
- Riêng may: 2.080”
Tổng hợp thiết bị
- Máy 1 kim thường: 25 máy
- Máy thùa: 1 máy
- Máy đính: 1 máy
- Máy 2 kim: 1 máy
- Máy cuốn uống: 1,5 máy
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Giải pháp lao động tiền lương trong hệ thống ERP ngành may Việt Nam
Giải pháp chung
Thông qua khảo sát thực tế lao động ngành may Việt Nam và trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh toàn cầu để doanh nghiệp may Việt Nam có đầy đủ các ưu thế cạnh tranh thì giải pháp lao động tiền lương phải giải quyết được triệt để các vấn đề sau:
- Xây dựng được hồ sơ nhân sự hoàn thiện của người lao động bao gồm tất cả các mặt: Lý lịch cá nhân, gia đình, tình trạng sức khỏe, quá trình học tập, quá trình công tác… Tất cả các hồ sơ này được lập trong module nhân sự tiền lương và do các bộ phận quản trị nhân sự các đơn vị thành viên lập. Hồ sơ nhân sự còn đảm bảo phân loại được đầy đủ các tiêu chí cô cấu nhân sự của công ty.
- Xây dựng hệ thống chuẩn mực về định mức năng suất lao động cho từng chi tiết sản phẩm. Hệ chuẩn mực này sẽ luôn được phòng kỹ thuật cập nhật cho từng chi tiết sản phẩm, từng đơn hàng, từng đối tượng lao động, theo mùa vụ và theo ca sản xuất.
- Xây dựng tiêu chuẩn bảng lương chuẩn của công ty theo từng đối tượng lao động và tính linh hoạt theo nhiều phương pháp tính lương: tính lương cố định, tính lương theo năng suất, theo thời gian, ca sản xuất, vượt năng suất…
- Xây dựng được bảng lương, thưởng cho toàn bộ các bộ công nhân viên dựa trên kết quả lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đã được các phòng ban chức năng cập nhật trong hệ thống.
- Bảng lương và thưởng, thu nhập khác của nhân viên sẽ được tự động cập nhật vào module kế toán tổng hợp của hệ thống erp.
- Tính hợp các chức năng cho các phòng kế hoạch và sản xuất có thể biết được tình hình nhân sự để chủ động cho các kế hoạch sản xuất. Qua bản kế hoạch sản xuất phòng nhân sự sẽ lập được kế hoạch công tác cho từng nhân viên.
- Từ kế hoạch công tác của từng nhân viên phòng đào tạo sẽ lập lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên cho phù hợp với từng đơn hàng, từng mẫu sản phẩm…
- Phòng sản xuất và các phòng ban liên quan khác sẽ theo dõi kết quả làm việc của nhân viên của mình và nhập dữ liệu vào kết quả lao động.
- Hệ thống sẽ dựa trên kế hoạch cho từng nhân viên và kết quả đạt được để đưa ra bảng đánh giá kết quả làm việc của nhân viên.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Bài viết liên quan đến ngành may:
- Phần mềm quản lý bán hàng cho ngành may
- Giải pháp quản lý kho cho công ty may
- Phần mềm quản lý mua hàng
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]